1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamali6

    lamali6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    215
    Theo Em Triều Tiên bây giờ cũng như thời bao cấp nhà mình, Nhưng thông tin nội bộ liên quan đến lãnh đạo, chính sách xã hôi, văn hóa , kinh tế ............ hoàn toàn bị kiểm soát :-D:-D:-DMà khi thông tin bị che đậy , thì bắt đầu có nguồn tin gọi là TIN ĐỒN, :-D:-D:-D:-DThời xưa Hà Nội suốt ngày các cụ chả rỉ tai nhau , đủ các thứ chuyện úp úp mở mở :-D:-DThấy bảo toàn là từ vợ các cốp mà ra :-D:-D:-DNhư sự kiện đổi tiền năm 85 chẳng hạn, bọn buôn bán nó biết từ bao giờ :-D:-D:-D:-D:-D Mình nghĩ bọn các hãng tin nước ngoài Hàn Nhật cũng mù tịt thông tin về BTT, chắc chúng nó chủ yếu hóng từ dân Buôn bán Triều Tiên sang Trung Quốc đánh hành về :-D:-D:-D:-DDân đấy thì trên trời dưới bể chuyện gì chả biết, tuy nhiên độ trính xác thì chịu :-D:-D:-D:-D:-D:-D
  2. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.196
    Đã được thích:
    8.425
    Triều Tiên có khả năng tấn công Mỹ nhờ sức mạnh quân sự

  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Mượn Triều Tiên, chuyên gia Nga tán dương chương trình tên lửa TQ
    Nhật Minh | 03/09/2016 07:45

    5
    [​IMG]
    Hình ảnh một vụ thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm do hãng thông tấn KCNA (Triều Tiên) công bố hồi tháng 4/2016
    Nhận định về chương trình tên lửa của Triều Tiên, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng Bình Nhưỡng có vẻ đang đi trên cùng một con đường với Trung Quốc ngày trước.
    Lính Triều Tiên được trang bị "ba lô hạt nhân"
    Triều Tiên thử thành công tên lửa KN-11

    Tuần trước, Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công vụ bắn thử tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) KN-11, còn được biết tới là Bukgeukseong-1 hay Polaris-1. Tên lửa đã bay xa khoảng 500km, vươn tới Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Tokyo tại Biển Nhật Bản.

    [​IMG]
    Vùng nhận dạng phòng không Nhật Bản

    Triều Tiên bắt đầu chế tạo tên lửa này từ cuối tháng 10/2014. Theo các chuyên gia, sự thành công của cuộc thử nghiệm cho thấy KN-11 có thể được triển khai ngay trong năm 2017 hoặc 2018.

    Lên án cuộc thử nghiệm của Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng điều này chỉ tiếp tục gây mất ổn định an ninh trên bán đảo. Hôm thứ Hai, một nhóm các nhà lập pháp Hàn Quốc còn lên tiếng thúc giục chính phủ xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

    Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Mỹ cảnh báo rằng năng lực mới mà Triều Tiên thể hiện trong cuộc thử nghiệm sẽ gây trở ngại cho kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc.

    Trước đó, vào tháng Bảy năm nay, Washington đã đạt được thỏa thuận với Seoul về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Bắc Kinh và Moscow cảnh báo động thái này của Mỹ-Hàn có thể châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.

    Chuyên gia Nga nói gì?

    Bình luận trên tờ Svobodnaya Pressa, ông Vasily Kashin - chuyên gia cấp cao tại Viện Viễn Đông, Học viện Khoa học Nga cho rằng, cuộc thử nghiệm thành công SLBM nhiên liệu rắn đã đánh dấu một bước đột phá trong chương trình tên lửa của Triều Tiên.

    Mặc dù khả năng của tên lửa này vẫn chưa được tiết lộ nhưng theo ông Kashin, nó có tầm bắn ước tính khoảng 3.000km, mang đầu đạn nặng 650kg.

    Khi bình luận về tên lửa mới của Triều Tiên, truyền thông Hàn Quốc cảnh báo rằng KN-11 có khả năng tấn công các mục tiêu nằm trong lục địa Mỹ. Song, ông Kashin cho đó là một nhận định phóng đại.

    "Tất nhiên, Triều Tiên có thể tìm cách điều tàu ngầm trang bị tên lửa này áp sát bờ biển Mỹ nhưng điều đó không chắc thành công, bởi ngành công nghiệp đóng tàu của họ vẫn khá lạc hậu. Nói cách khác, không chắc Bình Nhưỡng sẽ có đủ khả năng đảm bảo an toàn cho những con tàu của mình" - ông Kashin cho hay.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm một tàu ngầm của nước này

    Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, so với việc phóng đi thành công từ tàu ngầm thì những gì các kỹ sư Triều Tiên đạt được trong chương trình chế tạo tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn mang ý nghĩa đáng kể hơn nhiều.

    "Có thể liên tưởng tới chương trình tên lửa của Trung Quốc từ những năm 1970 và sự ra đời của tên lửa JL-1. Khi ấy, chúng chỉ được triển khai với số lượng hạn chế trên chiếc tàu ngầm thử nghiệm duy nhất của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, kết quả quan trọng nhất của các cuộc thử nghiệm này là Trung Quốc đã chế tạo được một họ tên lửa tầm trung, gọi là DF-21. Chúng vẫn còn được tiếp tục phát triển cho tới ngày nay" - ông Kashin nói.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D của Trung Quốc.

    Triều Tiên có vẻ đang đi trên cùng một con đường với Trung Quốc ngày trước. Theo ông Kashin, sớm muộn gì họ cũng sẽ cải tiến các tàu ngầm mang tên lửa và duy trì một hạm đội quy mô nhỏ để biểu dương năng lực kỹ thuật của mình. Song, phiên bản trên bộ của tên lửa này có thể sẽ được sản xuất rộng rãi hơn.

    Đó là bởi các tên lửa hiện nay của Triều Tiên có thời gian chuẩn bị phóng quá lâu - gần 1 tiếng rưỡi hoặc hơn, khiến chúng dễ bị tấn công trước. Tuy nhiên, với tên lửa nhiên liệu rắn KN-11, Bình Nhưỡng sẽ đủ khả năng tiến hành tấn công sau khi nhận lệnh từ 15-20 phút.

    "Đó là điều mà Hàn Quốc lo sợ nhất" - ông Kashin nói.

    Đáng chú ý là cho tới nay, mới chỉ có một số quốc gia thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ có khả năng chế tạo tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn. Pakistan và Iran cũng tìm cách phát triển loại tên lửa tương tự nhưng vẫn kém xa.

    Trong khi đó, bất chấp các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại, Triều Tiên bỗng chốc phát triển được thứ vũ khí này, họ thậm chí có thể chào bán trên thị trường toàn cầu.

    "Tất nhiên, các lệnh cấm xuất khẩu tên lửa và công nghệ tên lửa từ Triều Tiên vẫn còn hiệu lực và chúng đang được giám sát rất chặt chẽ", ông Kashin nói, "các giao dịch xuất khẩu tên lửa có thể được ngăn chặn nhưng việc ngầm chuyển giao công nghệ vẫn có thể diễn ra trót lọt và điều này mang tính chất tương đối nghiêm trọng".

    Theo vị chuyên gia, Bình Nhưỡng có lẽ đã phát triển tên lửa phóng từ biển nhằm mục đích tiếp thị vũ khí mới, bởi đối với họ, việc tập trung phát triển tên lửa nhiên liệu rắn trên bộ ngay từ đầu sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơn. Triều Tiên có thể giấu kín chúng bên trong lãnh thổ.

    "Xét cho cùng, chúng ta cần lưu ý rằng hải quân nước này có lỗ hổng công nghệ rất lớn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến tàu ngầm của họ khó tránh được nguy cơ bị chìm tức thì khi có xung đột" - ông Kashin nhận định.

    Khi đề cập tới các cuộc tranh luận trước đó về vấn đề Triều Tiên thực sự có đủ công nghệ để chế tạo đầu đạn hiện đại cho tên lửa hạt nhân hay không, ông Kashin cho rằng, hiện nay, các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đều có quy mô rất nhỏ, với sức công phá không vượt quá 10-20 kiloton.

    "Nhưng đây vẫn là thứ đáng sợ trên chiến trường. Về vấn đề đầu đạn, hiện có nhiều luồng ý kiến khác nhau, song chưa nhận định nào trong số đó có đủ cơ sở để chứng minh" - ông Kashin cho hay.

    "Tôi đã đưa ra ví dụ về chương trình tên lửa hạt nhân Trung Quốc, được phát triển trong những năm 1960 và 1970. Vào thời điểm đó, Trung Quốc là một nước rất nghèo nhưng chỉ qua 4 cuộc thử nghiệm, họ đã có thể chế tạo được đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đạn đạo.

    Trong cuộc thử nghiệm thứ 4, tên lửa được phóng đi khi lắp đầu đạn và nó đã thành công. Vì vậy, tôi không thấy bất cứ cơ sở nào để khẳng định rằng Triều Tiên hiện nay không thể chế tạo đầu đạn hạt nhân" - Vị chuyên gia kết luận.
    http://soha.vn/muon-trieu-tien-chuy...chuong-trinh-ten-lua-tq-20160902111807721.htm
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    convitbuoc thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    nhìn lại buồn cho VN, siêu xe thì chắc chắn nhiều hơn BTT, BTT còn ko có chiếc siêu xe nào, nhưng kTQS của họ thì VN 200 năm nữa cũng ko vươn tới được
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Triều Tiên tung đòn phủ đầu Mỹ
    (Bình luận quân sự) - Triều Tiên dường như đã thử hạt nhân lần thứ 5 sau khi liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khiến Mỹ lúng túng.
    Ra đòn bất ngờ

    Quân đội Hàn Quốc nhận định vụ nổ được cho là thử hạt nhân do Triều Tiên tiến hành ngày 9/9 "mạnh nhất" từ trước tới nay. Các rung chấn đo được lên tới 5,3 độ Richter.

    Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói: "Chúng tôi cho rằng Triều Tiên đã thử hạt nhân ngày hôm nay. Vụ nổ được cho là có sức công phá khoảng 10 kiloton - lớn nhất từ trước tới nay".

    Người phát ngôn Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc Kim Nam Wook cho rằng sức công phá của vụ nổ 10 kiloton gần gấp đôi vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và thấp hơn chút ít so với vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima Nhật Bản năm 1945, với sức công phá khoảng 15 kiloton.

    [​IMG]
    Phóng to
    Lính thủy quân lục chiến Hàn Quốc tại Seoul xem tin tức về khả năng Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 5 sáng 9/9
    Trong khi đó, theo chuyên gia phân tích Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở ở California (Mỹ), hoạt động địa chấn vừa được ghi nhận ở Triều Tiên, được cho là vụ thử hạt nhân thứ 5 của nước này, cho thấy năng lượng được giải phóng từ một thiết bị ở mức 20-30 kiloton - mức lớn nhất từ trước tới nay của một thiết bị hạt nhân của Triều Tiên.

    Cơ quan theo dõi của Tổ chức Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) cũng cho rằng hoạt động địa chấn của Triều Tiên mạnh hơn so với vụ thử hạt nhân hồi tháng 1 vừa qua. Cơ quan này đã đánh giá hoạt động địa chấn bất thường này của Triều Tiên từ 25 trạm theo dõi ở khu vực.

    Trước đó, vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên, tiến hành hồi tháng 2/2013, được ghi nhận là vụ thử lớn nhất, với sức công phá từ 6-9 kiloton.

    Về phía Mỹ, Không quân nước này dự kiến sẽ triển khai máy bay WC-135 Constant Phoenix để lấy các mẫu khí xác định liệu có phải Triều Tiên đã thử hạt nhân hay không. Theo một quan chức Mỹ, hoạt động địa chấn của Triều Tiên trong sáng 9/9 có vẻ giống như một vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, việc xác nhận xem đây có phải thực sự là một vụ thử hạt nhân hay không sẽ phụ thuộc vào việc phân tích dữ liệu địa chấn, vị trí xảy ra địa chấn.

    [​IMG]
    Vị trí đo được rung chấn 5,3 độ Richter được cho là nơi Triều Tiên vừa thử hạt nhân do Hàn Quốc công bố
    Theo trang mạng chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên “38 North” của Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều (USKI) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), các hình ảnh vệ tinh chụp được trước đó cho thấy có hoạt động mới tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên trong những tuần gần đây.

    Đẩy nhanh tốc độ

    Giới phân tích cho rằng Triều Tiên đã đạt những tiến triển đáng kể về công nghệ vũ khí, trong đó có việc lần đầu tiên thử thành công loại tên lửa phóng từ tàu ngầm.

    Triều Tiên cũng được cho là thành công khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 1 vừa qua bất chấp các lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên hợp quốc (LHQ).

    Các bức ảnh chụp từ vệ tinh của Planet cho thấy 3 nhà máy lớn chuyên phục vụ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên hiện đã được hiện đại hóa và mở rộng. Điều này càng thể hiện sự quyết tâm của Triều Tiên trong việc hiện thực hóa tuyên bố dùng mọi nguồn lực, dù là khan hiếm, để đầu tư phát triển vũ khí.

    Chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nói: "Triều Tiên đã tăng tốc đáng kể tiến độ các vụ thử tên lửa và đầu tư mạnh tay vào việc hiện đại hóa các nhà máy sản xuất tên lửa, điều chúng ta có thể thấy qua hình ảnh vệ tinh. Sự đầu tư này đã mang lại kết quả với vụ thử tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn gần đây, song Triều Tiên vẫn chưa hoàn tất việc phát triển một tàu ngầm có thể mang tên lửa này".

    Tháng 4 vừa qua, một quan chức Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức cần thiết để gắn vào tên lửa, song hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nhận định này.

    Nhà nghiên cứu kỳ cựu Yang Uk tại Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Hàn Quốc, và là cố vấn chính sách của lực lượng Hải quân Hàn Quốc, nói: “Tôi cho rằng Triều Tiên đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Song họ chưa chế tạo thành công đầu đạn đủ tiêu chuẩn để lắp vào tên lửa. Họ vẫn đang tiếp tục thu thập dữ liệu và rút kinh nghiệm từ các vụ thử để chế tạo một đầu đạn đủ tiêu chuẩn”.

    Mỹ cho rằng việc Triều Tiên tuyên bố hoàn tất quá trình thu nhỏ đầu đạn hạt nhân là một mối đe dọa đáng lưu ý. Giới chuyên gia dự đoán một thiết bị mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng sẽ là tên lửa tầm trung Rodong, vốn có thể bắn đầu đạn 1 tấn đi xa khoảng 2.000 km.

    Tháng 6 vừa qua, sau hàng loạt thất bại liên tiếp, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa tầm trung, với hành trình có thể lên tới 3.500km.

    Việc hoàn thiện công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và có được hạm đội tàu ngầm đủ sức triển khai loại vũ khí này sẽ giúp Triều Tiên gia tăng mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Thái Bình Dương, bởi tàu ngầm thường là loại vũ khí dễ tránh được các cuộc tấn công từ đất liền và có khả năng “vượt qua” nhiều loại lá chắn tên lửa tân tiến.

    Buộc Mỹ phải thừa nhận

    Mạng tin phân tích thông tin tình báo Stratfor của Mỹ cho rằng kịch bản quen thuộc của Mỹ là đe dọa tăng biện pháp trừng phạt và cô lập hơn nữa đã không thể làm thay đổi tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng và có lẽ đã đến lúc Washington cần phải xem xét lại chiến lược đối phó với một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]
    Hình ảnh một vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm được Triều Tiên công bố
    Theo Stratfor, Triều Tiên có thời kỳ coi chương trình vũ khí hạt nhân như là quân bài để mặc cả nhằm buộc Mỹ phải có thêm sự nhượng bộ và viện trợ. Tuy nhiên, giờ đây chương trình phát triển hạt nhân không còn là thứ mà Bình Nhưỡng sẵn sàng đánh đổi để thu về sự hỗ trợ kinh tế và những lời hứa về hiệp ước bất tương xâm.

    Trong năm qua, Triều Tiên đã đẩy nhanh vòng quay thử tên lửa, đặc biệt chú trọng vào các hệ thống tên lửa cơ động và tầm xa hơn như là tên lửa Musudan/Hwasong-10 và các tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm.

    Mặc dù Mỹ đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương cũng như trong phạm vi lãnh thổ của mình, song hệ thống phòng thủ này chưa hoàn thiện. Do đó, Bình Nhưỡng tính toán rằng nếu họ có thể chứng tỏ khả năng đưa thiết bị hạt nhân bay tới lãnh thổ của Mỹ, Washington sẽ phải điều chỉnh những tính toán thiệt hơn của việc tấn công hay gây bất ổn định Triều Tiên.

    Khi không còn là quân bài đàm phán, chương trình hạt nhân của Triều Tiên đóng vai trò sống còn trong chiến lược an ninh quốc gia. Bình Nhưỡng hiện đang theo đuổi chính sách "byungjin" của Bình Nhưỡng, nghĩa là coi trọng vũ khí hạt nhân ngang với sự phát triển kinh tế. Mặc dù Triều Tiên không dễ gì đạt được các mục tiêu đề ra, song những chính sách của Mỹ nhằm cản trở hay đảo ngược tham vọng của nước này đã chứng tỏ là không có hiệu quả.

    Do đó, câu hỏi đặt ra không phải là làm cách nào để ngăn chặn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, mà là làm thế nào để xử lý các mối quan hệ khu vực một khi Bình Nhưỡng đạt được khả năng này.

    Mỹ từng tuyên bố sẽ không công nhận khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, lựa chọn không công nhận thực tế không phải là điểm khởi đầu cho một chiến lược khả thi. Mỹ từng phải điều chỉnh để thích nghi với thực tế rằng Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu những chương trình vũ khí hạt nhân có hoạt động. Thừa nhận rằng Triều Tiên nằm trong số nhóm nước này không có nghĩa là từ bỏ chính sách không phổ biến hạt nhân, và thay vào đó điều này sẽ thiết lập ra nền tảng thực dụng hơn để cân nhắc các phương án chính sách.

    Nguy cơ thực sự của một Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân không chỉ nằm ở việc Bình Nhưỡng có thể thực hiện tấn công phủ đầu, mà phần nhiều đến từ việc Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể chạy đua với Bình Nhưỡng.

    Trong hơn 2 thập niên qua, Washington luôn tìm cách chấm dứt chương trình phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trừng phạt, cô lập, đe dọa, đàm phán và nhượng bộ đều thất bại.

    Theo Stratfor, thất bại này bắt nguồn từ hai nguyên nhân: Một là hai bên thiếu sự hiểu biết lẫn nhau về những quan ngại an ninh cơ bản; Hai là Mỹ đặt ưu tiên cho việc giải giáp hạt nhân của Triều Tiên thấp hơn so với những vấn đề cấp bách khác.

    Tuy nhiên, một Triều Tiên có hạt nhân sẽ khiến dư luận hoài nghi về khả năng Mỹ có thể gây ảnh hưởng lên các cường quốc thông qua các biện pháp phi quân sự.

    Nếu như không có một hành động quân sự phủ đầu, hay xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại Triều Tiên, hoặc một sự cố nghiêm trọng để Bình Nhưỡng thấy rằng không đáng để liều lĩnh sở hữu một chương trình hạt nhân, một Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ ngày càng trở nên tất yếu.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/trieu-tien-tung-don-phu-dau-my-3318323/?paged=2
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Triều Tiên đã thử nghiệm động cơ đẩy tên lửa thế hệ mới tại Trung tâm Vũ trụ Sohae ở tỉnh Bình An Bắc (Pyongan-buk), động cơ 80 tấn đã hoạt động ổn định trong suất quá trình hoạt động. Loại động cớ này có thể đẩy các loại tên lửa tầm xa và phóng vệ tinh địa tĩnh.

    [​IMG]
  9. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.629
    Đã được thích:
    18.476
    Dân tao ăn sắn với mi.

    Mày làm tên lửa làm gì hở Un :)) :)) :))

  10. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Thông tin về sự kiện nổ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 9/9/2016
    21/09/2016 14:09

    2
    [​IMG]
    Vị trí các vụ nổ 2006, 2009, 2013, 2016
    Vào thời điểm 0:30 (giờ UTC) ngày 9/9/2016 hệ thống quan trắc quốc tế của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đã phát hiện một sự kiện địa chấn đáng nghi ngờ trong khu vực trước đây Triều Tiên đã thử hạt nhân.
    Cùng ngày cơ quan thông tấn Triều Tiên cũng phát đi thông báo Triều Tiên thử hạt nhân thành công và tuyên bố năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Triều Tiên cũng khẳng định vụ nổ này được thực hiện sâu dưới lòng đất, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến môi trường bởi hầu như không phát tán hạt nhân phóng xạ.

    Liên quan đến sự kiện này các cơ quan thông tấn của nhiều quốc gia cũng đã đưa tin về vụ nổthử hạt nhâncủa Triều tiên ngày 9/9 và nghi ngại rằng vụ nổ thử hạt nhân sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

    Thư ký chấp hành của CTBTO cho rằng Triều Tiên đã vi phạm quy định quốc tế đối với thử hạt nhân và kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các vụ nổ thử hạt nhân và xem xét việc phê chuẩn Hiệp ước CTBT.

    Nhân dịp này ông cũng lưu ý rằng vụ nổ thử hạt nhân này cũng là lời cảnh tỉnh các quốc gia chưa phê chuẩn Hiệp ước nhanh chóng phê chuẩn Hiệp ước để Hiệp ước sớm có hiệu lực, góp phần vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, không vũ khí hạt nhân.

    Các trạm quan trắc địa chấn của CTBTO đã ghi nhận rõ tín hiệu từ vụ nổ thử hạt nhân nói trên. Qua phân tích vị trí nổ thử lần này cũng gần với vị trí các nụ nổ trước đây mà Triều Tiên đã thực hiện trong năm 2006, 2009, 2013 và 1/2016.

    Vụ nổ thử lần này có công suất lớn hơn vụ nổ ngày 6/1/2016 vừa qua. Theo một số chuyên gia Hoa Kỳ về hạt nhân, vụ nổ này có thể có công suất lớn hơn quả bom đã được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

    Hình 1: số liệu thu nhận được của một số trạm quan trắc địa chấn của CTBTO và vị trí của vụ nổ thử sau khi đã được Trung tâm dữ liệu quốc tế phân tích được công bố trong buổi họp báo ngày 9/9/2016 tại trụ sở của CTBTO tại Viên, Áo.

    [​IMG]
    Về nguyên lý, sớm hay muộn, sau vụ nổ hạt nhân ngầm dưới lòng đất, phóng xạ sẽ rò rỉ vào trong khí quyển. CTBTO đang tích cực theo dõi dấu vết phóng xạ từ vụ nổ này. Theo các chuyên gia của CTBTO thời gian phát hiện được hạt nhân phóng xạ có thể sau nhiều ngày, một vài tuần, và có thể là một vài tháng.

    Trung tâm dữ liệu quốc tế của CTBTO sẽ phân tích liên tục các số liệu thu thập được từ các trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ xung quanh khu vực châu Á (Hình 2) và sẽ cập nhật và thông báo kết quả đến các quốc gia thành viên thông qua trang web bảo mật của CTBTO.

    Hình 2: Các trạm quan trắc hạt nhân của CTBTO tại khu vực Châu Á của CTBTO

    [​IMG]
    Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thường xuyên theo dõi và cập nhật số liệu hạt nhân phóng xạ từ CTBTO liên quan đến vụ nổ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 9/9 và sẽ tiếp tục thông tin về các số liệu này khi có số liệu mới liên quan.

    http://soha.vn/thong-tin-ve-su-kien...rieu-tien-ngay-9-9-2016-20160921104102152.htm

Chia sẻ trang này