1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://infonet.vn/cuu-tong-thong-ukraine-chinh-thuc-tro-thanh-cong-dan-nga-post197364.info
    Hai tên bán nước tham nhũng Yanukovych và Azarov đã nhập tịch nga . Lưu vong và chết luôn bên nga chẳng ai thèm nhớ tới những kẻ này :-D
  2. phuongbase

    phuongbase Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    1.966
    Đã được thích:
    5.416
    Đọc cho vui, tiêu đề được sửa, bài được đăng trên vietnamnet

    Putin, “đi về đâu hỡi em?”


    [​IMG]
    Ngày 20/4, cuộc gặp chính thức Nga - NATO lần đầu tiên diễn ra sau hai năm gián đoạn từ tháng 4/2014 do những sự kiện liên quan đến việc Nga sáp nhập Crimea.

    Cuộc gặp lần này được mong chờ từ cả hai phía với sự nhất trí về tầm quan trọng của việc thực hiện những thỏa thuận hòa bình Minsk. Tuy nhiên, hội đàm đã không thành công do vẫn tiếp tục tồn tại những bất đồng chủ yếu về tình hình chiến sự “Đông Ukraine.”

    Sự kiện đánh dấu hơn một tháng Nga rút quân khỏi Syria, với nhiều diễn tiến rất đáng quan tâm.
    Putin mở “mặt trận thứ hai” để làm giảm căng thẳng ở “mặt trận thứ nhất”. Sau khi rút quân ở "mặt trận thứ hai" - Syria, sẽ là lúc Putin thúc đẩy những tiến trình ở Ukraine.

    Đầu tháng 4/2016, xung đột Nagorny – Karabakh bùng nổ trở lại giữa hai nước Azerbaijan và Armenia. Một mặt Nga vẫn tiếp tục bàn giao vũ khí theo hợp đồng cho cả hai nước, mặt khác Putin thúc đẩy những người đứng đầu hai quốc gia này tổ chức đàm phán ngừng bắn. Điểm nóng lại càng nóng khi thế giới nhận thấy lần này có thêm vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ làm trầm trọng hơn mối hiềm khích kéo dài đã 20 năm.

    Nhiệm vụ đặt ra với Putin là phải làm giảm nhiệt được xung đột lần này để giữ ổn định vùng biên giới phía nam đất nước, xa hơn là ngăn chặn những “kẻ cơ hội” như Thổ Nhĩ Kỳ nhúng tay vào làm bất ổn khu vực.

    [​IMG]
    Giá dầu vẫn rớt, túi tiền tiếp tục vơi

    Đại diện các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới kết thúc cuộc họp ở Doha (Qatar) rạng sáng 18/4 mà không đạt được thỏa thuận nào về hạn chế nguồn cung, và ngay lập tức giá dầu thế giới giảm mạnh.

    Cho đến thời điểm này, tình hình giá dầu thế giới chưa có gì khả quan hơn. Dự báo xa hơn, các chuyên gia năng lượng còn nhận định, Trung Quốc, nước có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất thế giới, không thể đứng nhìn Mỹ mà sẽ tìm cách sở hữu công nghệ khoan ngang để sản xuất dầu từ đá phiến.

    Dư luận còn đổ dồn quan tâm vào chuyến thăm Tổng thống Iran Hassan Rouhani tới Thổ Nhĩ Kỳ giữa tháng 4, ngỏ ý Iran sẽ trở thành người đảm bảo cho chiến lược an ninh năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và sẵn sàng cung cấp dư dả nhu cầu dầu khí của nước này.

    Nước Nga của Putin từ sau sự cố bắn hạ SU-24 vừa đẩy Thổ Nhĩ Kỳ sang thế đối đầu, nay tiếp nhận tin người bạn thân thiết Iran sẵn sàng quay ra “nồng ấm” với “kẻ bội bạc đâm sau lưng” ấy. Thật là một tin không vui chút nào cho Putin.

    Tiếp tục tranh thủ Trung Quốc

    Vùng các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ vốn là phên dậu của nước Nga trước những đe dọa từ Trung Quốc từ hơn một thập kỷ nay đã lỏng lẻo quá nhiều với sự bành trướng thế lực từ Bắc Kinh. Mặc dù nhận thức được rõ mối đe dọa từ Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến ảnh hưởng địa chính trị nhưng ở thời điểm này, Nga không thể để quan hệ Nga – Trung xấu đi, mà vẫn phải giữ là đối tác chiến lược. Quan hệ tốt để kiềm chế Trung Quốc, củng cố vị thế ở Trung Á cũng là một nhiệm vụ chiến lược của Nga lúc này.

    Đó là bối cảnh của hai phát biểu từ ông Lavrov từ 14-17/4 về Biển Đông. Một mặt, Lavrov gián tiếp nói lên việc Nga không muốn can thiệp vào giải quyết các tranh chấp Biển Đông, nhưng mặt khác lại nhắm vào đối tượng trực tiếp là các “thế lực” muốn can thiệp hoặc tuyên bố lợi ích của mình tại Biển Đông, như Nhật Bản và đặc biệt là Hoa Kỳ rằng họ cũng nên đứng ngoài như Nga?

    Trước đó, ngày 25/3/2016 Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Shoigu cho biết là Nga sẽ triển khai hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển và máy bay không người lái thế hệ mới trên quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với Tokyo.

    Phải chăng bất chấp những khó khăn chưa hề giảm bớt, ông Putin lại muốn hóa giải bằng những nước cờ bất ngờ mới và lần này là ở Thái Bình Dương nhưng theo kế hoạch của Nga? Đáng tiếc trước mắt lập trường hiện nay của nước này đã đẩy những nước nhỏ có liên quan đến tranh chấp Biển Đông vào thế khó khăn hơn rất nhiều.
    Bài trên Tuần Việt Nam tại đây
    Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây

    http://www.nguoilangthangcuoicung.net/2016/04/putin-i-ve-au-hoi-em.html
    HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA26 thích bài này.
  3. phuongbase

    phuongbase Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    1.966
    Đã được thích:
    5.416
    Giảm tí nhiệt

    Câu chuyện thực dân


    [​IMG]
    Thực dân Pháp

    Năm 1858, tàu đồng của Pháp nổ những phát đại bác đầu tiên bắn vào Đà Nẵng mà sau đó họ đặt cho thành phố này một cái tên: Tourane. Từ đó bắt đầu “thời kỳ thuộc Pháp” của đất nước ta kéo dài 96 năm, 4 năm nữa tròn một thế kỷ.

    Gần đây có nhiều tiếng nói của “nhân sỹ trí thức Facebook” ca ngợi những gì mà người Pháp đã đem đến cho Việt Nam, như những khu phố cổ Hà Nội vuông bàn cờ không mấy khi tắc đường, những ngôi biệt thự kiến trúc nửa tây nửa nhiệt đới, những cầu Long Biên và đường sắt xuyên Việt…
    [​IMG]
    “Sa hoàng Putin”

    Mình trước thích anh mật vụ về vườn này, nhưng từ khi anh ta giật dây đệ tử Medvedev sửa Hiến pháp để cho anh ta quay lại ghế Tổng thống – như vậy về lý thuyết nếu không có gì xảy ra anh ta sẽ ngồi cái ghế đó được 20 năm (4+4+6+6=20.)

    Quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối. Dù khôn ngoan thông minh mấy mà ngồi ghế quyền lực lâu thế thì cũng điên loạn. Mình thích nước Nga, nhưng không thích Putin và “nước Nga của Putin” là như thế. Putin muốn phục hồi “không gian Xô viết” thì khác nào phục hồi “Đế quốc Đỏ” thời Liên Xô trước đây, với các thuộc địa của nước Nga?

    Bất lực trước các “thuộc địa cũ” sa vào vòng tay của “dân chủ Phương Tây” như các nước Baltic, rồi Ba Lan trở thành nước tiến nhanh nhất trong số các nước khối Đông Âu cũ sau khi Liên Xô sụp đổ, anh ta từ khi quay lại ghế tổng thống nhiệm kỳ thứ ba, không yên tâm. Đối tượng mà anh ta nhắm đến, là Ukraine. “Thằng em “đương nhiên là Nga” này mà dám tách khỏi vòng ảnh hưởng của anh, ngõm ngọ ngó sang Châu Âu” thì quả là láo, quá láo.

    Tiếc là Putin không học triết lý Phương Đông mấy – “Anh em kiến giả nhất phận.” Nó lớn nó khôn, là một gia đình độc lập thì phải tôn trọng nó, chứ cứ giam hãm nó, thỉnh thoảng quát thét, bắt nó phục vụ thì thằng điên nào nó chịu. Anh em huynh đệ một khi đã tương tàn, còn cừu thù hơn người ngoài, lịch sử đã cho thấy điều đó hàng bao tấm gương. Quan hệ Putin với Yanukovych có thể là quan hệ “chủ - tớ” nhưng không bao giờ có quan hệ tương tự như vậy giữa hai dân tộc Nga – Ukraine.

    Can dự vào tình hình Ukraine, chiếm Crimea… Putin đã sai lầm, đẩy nước Nga vào ngõ cụt. “Cái khó cái khôn” tưởng nước Nga vùng lên tự lực tự cường, nhưng sợ thời gian không có đủ và giá dầu thì còn lâu mới lên trở lại.

    Bắt chước Mỹ “thực thi giá trị dân chủ” nhưng bây giờ là kiểu Nga, Putin cũng vác bom vác đạn sang Syria, mồm thì nói “đánh IS” nhưng một phần lớn là ủng hộ tay tổng thống đang bị Phương Tây quy cho là “độc tài” và “diệt chủng.” Ai đúng ai sai, mình chẳng bàn, có phải người trong cuộc đâu mà nói – nhưng với Putin tưởng đem cái chiêu bài “chống khủng bố IS” ra là Phương Tây nó ôm chầm lấy, đừng có mơ.

    Hôm qua có tin 5 nước cường quốc Mỹ Nhật Bản Anh Pháp Đức rủ nhau họp đâu như ở Paris, tuyên bố lệnh trừng phạt chỉ bỏ khi Putin thực thi nghiêm chỉnh “Thỏa thuận hòa bình Minsk,” nghĩa là một đống bom đạn ở Syria, chẳng xi nhê gì.

    Lựa chọn nào là khôn ngoan, lại tùy bà con đánh giá…


    Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây

    http://www.nguoilangthangcuoicung.net/2016/04/cau-chuyen-thuc-dan.html
    HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA26 thích bài này.
  4. filber70

    filber70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    2.735
    Lần cập nhật cuối: 28/04/2016
    Cyber02HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA26 thích bài này.
  5. ISKANDER

    ISKANDER Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    113
  6. thanhlam16783

    thanhlam16783 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    961
    À em với bác chắc chắn là không cương cứng rồi.
    Cương cứng là bọn đang tung hô dâm chủ ở đây thôi chứ người có não họ không ngu.
    Cyber02, HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA26beta22 thích bài này.
  7. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Cyber02HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA26 thích bài này.
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Chế tạo chiến đấu cơ: Ukraine nhắc Nga nhớ lại hào quang?
    (Vũ khí) - Tuyên bố chế tạo chiến đấu cơ nội địa, Ukraine dường như đang muốn nhắc Nga nhớ lại thời hào quang, thân thiết giữa 2 nước trước đó.
    Ukraine lên kế hoạch chế tạo chiến đấu cơ nội địa

    Mới đây, truyền thông Ukraine đồng loạt đưa tin về việc chính phủ Kiev đang rục rịch phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới.

    Theo đó, khi đến tham quan một doanh nghiệp quốc phòng nhà nước hôm 28/4, Tổng thống Ukraine cho biết nước có thể sản xuất một chiến đấu cơ nội địa.

    Ông Poroshenko nhấn mạnh, Ukraine là một trong số 5 nước trên thế giới có thể tạo ra một chiến đấu cơ hoàn toàn từ các sản phẩm nội địa, đồng thời tin tưởng rằng, các công ty quốc phòng nước này đủ khả năng tạo ra một loại động cơ nội địa cho các chiến đấu cơ trong tương lai gần.

    Bên cạnh đó, truyền thông Ukraine còn khẳng định, công ty Ivchenko-Progress đã trình lên chính phủ một dự án phát triển chiến đấu cơ 2 ghế ngồi mới, có tên “Chiến đấu cơ hạng nhẹ (LBL)”.

    [​IMG]
    Máy bay mới của Ukraine sẽ giống với tiêm kích MiG-29 do Nga thiết kế
    Theo thông tin trên tờ Ekonomicheskie Izvestia, mẫu máy bay mới sẽ có thiết kế gần giống tiêm kích MiG-29 do Liên-xô thiết kế nhưng khả năng chiến đấu của nó được trông chờ sánh ngang mẫu JAS 39 Gripen của Thụy Điển, MiG-35 của Nga hay FC-1 Xiaolong của Trung Quốc.

    Tuy nhiên ngay sau đó, nhà phân tích quốc phòng Vladimir Tuchkov trên hãng tin online Nga Svobodnaya Pressa đã chỉ ra hàng loạt những điểm còn hạn chế, không khả thi trong kế hoạch này.

    Điểm đầu tiên mà ông Tuchkov đề cập đến là cục thiết kế Ivchenko. Theo vị chuyên gia, đây là cục có lịch sử từ năm 1945 và trong hơn 50 năm qua họ liên tục tạo ra các động cơ cho ... máy bay vận tải như chiếc An-124 Ruslan do vậy họ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực động cơ máy bay chiến đấu.

    Điểm thứ hai, đó là các hệ thống điện tử hàng không. Ông Tuchkov nhận định rằng, viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của Ukraine - Kvantum không thể có khả năng tạo ra một hệ thống radar hiện đại trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất như hiện nay. Đặc biệt, sẽ không nước phương Tây nào lại chấp nhận cung cấp vũ khí hiện đại cho một đất nước bất ổn và đang trong thời gian trong chiến tranh.

    Điểm thứ ba mà ông Tuchkov khẳng định là quan trọng nhất, đó là vấn đề tài chính. Ukraine không thể có đủ điều kiện tài chính để đầu tư cho dự án này vì nên kinh tế đã đi vào khủng hoảng sâu và nợ đầm đìa các nhà tín dụng quốc tế.

    Ukraine nhắc Nga nhớ lại hào quang?

    Rõ ràng với những điều kiện như hiện nay, ý tưởng chế tạo chiến đấu cơ nội địa của Ukraine sẽ khó có thể đạt được. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, thông qua những tuyên bố này, chính quyền Kiev đang muốn nhắc Nga nhớ lại hào quang thời còn thân thiết giữa 2 nước trước đây.

    Thực tế, trước đây Ukraine đã từng là nước cung cấp cho Moskva phần lớn các thiết bị, phương tiện vũ khí. Tuy nhiên kể từ khi điện Kremlin sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này, mối quan hệ căng thẳng giữa 2 nước đã khiến chính quyền Poroshenko quyết định hủy toàn bộ hợp đồng vũ khí, quân sự đã được ký kết trước đó.

    Dù từng nhập khẩu nhiều thiết bị từ Kiev, tuy nhiên khi Ukraine tỏ vẻ cứng rắn như vậy, điện Kremlin cũng đã có ngay những phương án thay thế mới.

    Trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin hồi tháng 6 năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov đã thông báo, Bộ này đang thay thế những linh kiện (vũ khí) được nhập khẩu từ Ukraine.

    “Dự kiến, từ năm 2014 - 2025, 826 loại vũ khí và khí tài quân sự sẽ thay thế các mặt hàng nhập khẩu.

    Trong 6 tháng đầu năm 2015, chúng ta đã thay thế các loại linh phụ kiện nhập khẩu từ Ukraine, được sử dụng trong 57/102 loại vũ khí. Chúng ta cũng đã thay thế linh kiện nhập khẩu từ nhập khẩu từ NATO và các nước EU của 7/127 loại vũ khí", ông Borisov khẳng định.

    [​IMG]
    Ukraine đang nhắc Nga nhớ lại hào quang thời kỳ thân thiết?
    Đặc biệt, Ukraine cũng đã từng có ý định làm khó Nga trong vấn đề cung cấp động cơ cho 2 tàu Gepard của Việt Nam trong hợp đồng được ký kết trước đó.

    Tuy nhiên sau cùng mọi chuyện đã được giải quyết khi phía Việt Nam chủ động đàm phán và đạt được sự chấp thuận từ phía Kiev để chuyển giao cho Nhà máy Gorky.

    Trong bối cảnh đất nước khó khăn, bất ổn như hiện nay, việc chính quyền Poroshenko mong muốn nối lại mối quan hệ thân tình như trước với điện Kremlin ngày càng trở nên xa vời hơn. Moskva đã chủ động khắc phục mọi khó khăn trước việc hủy bỏ hợp đồng đột ngột của Kiev và sẽ không dễ dàng chấp nhận thỏa hiệp vào lúc này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...o-ukraine-nhac-nga-nho-lai-hao-quang-3307406/
  9. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
  10. Haiphongfun

    Haiphongfun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    2.581
    Natalia Poklonskaya lại lên sóng về vụ Ukraine đòi bắt đô đốc hạm đội Biển Đen

    Công tố viên Crưm chế nhạo sự quan tâm của Kiev về Hạm đội Biển Đen
    Công tố viên Crưm Natalia Poklonskaya gọi quyết định của Tòa án Kiev về việc bắt giữ chỉ huy Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Nga Alexander Vitko là cực kỳ vô lý.
    Trúc Hạ - /Thứ Sáu, ngày 29/4/2016 - 08:40
    [​IMG]
    "Bắt bớ gì chứ? Chúng tôi là công dân của nước khác! Trước hết họ hãy tự giải quyết công việc trong nhà, hãy đi bắt giữ bọn tội phạm đang khủng bố dân cư tỉnh Kherson láng giềng và đừng thò mũi vào đây", bà Poklonskaya nói.

    Lệnh bắt giữ ông Alexander Vitko được tòa án Pechersky thành phố Kiev ban hành ngày 28 tháng 4. Thông báo của Văn phòng Trưởng Công tố viên quân sự Ukraine nói rằng "kẻ tình nghi [tức đô đốc Vitko] bị tuyên bố truy nã, vụ này giao cho bộ phận điều tra hình sự của Cục cảnh sát quốc gia Ukraine thực hiện".

    Theo Sputnik
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này