1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Vũ khí tiêu diệt tăng Đức nhiều nhất ở Bắc Phi không phải là Sherman, cũng chẳng phải súng chống tăng hay máy bay, mà là.... ngư lôi. Đó là tuyên bố của chính Rommel.

    Cũng từ ý này mà bồ tèo Vietyouth có thể hình dung tại sao Rommel thất bại tại Bắc Phi.

    Còn việc ông ta khuyên Hitler từ bỏ Bắc Phi, không phải do sự xuất hiện của Sherman như bồ nghĩ. Ông ta đề xuất rút quân ra khỏi Bắc Phi chỉ khi toàn bộ lực lượng Đức Ý chỉ còn nắm giữ một phần nhỏ ở Tunisia, vấn đề tiếp liệu gần như vô vọng, đề xuất rút khỏi Bắc Phi là để cứu những gì còn lại của Afrika Korps, không để bị họ tận diệt.

    Tầm nhìn chiến lược đó là của Churchill, Roosevelt, Marshall hay Eisenhower, không thuộc về Montgomery bồ ạ.

    Việc chiến thắng của Montgomery ở bắc Phi thì quá rõ ràng, Rommel đã lộ hết bài tủ của ông ta vào thời điểm Monty đến nắm quyền chỉ huy là một, tiếp tế của Rommel cũng chẳng còn đủ để tiến hành các hoạt động cấp chiến dịch, cho dù là chiến dịch hạn chế cũng không đủ, là hai. Monty không thắng mới lạ.

    Nếu bồ bảo Monty "đề ra những chiến dịch khôn khéo/hiệu quả [Tiêu Hao Lực Lượng Đối Phương là chính, không nhất thiết cần phải "Thắng"/Tiến trong tất cả mọi trận chiến], để đưa đến một chiến thắng vang dội." thì mình buồn cười quá.:))

    Monty là người trái ngược toàn bộ những gì bồ nói. ông ta là kẻ háo danh, hay nói đúng hơn ông ta là hiện thân của nước Anh đang cố gắng vớt vát lại danh tiếng hào hùng đã bị mất vào tay Đức quốc xã.

    Bồ xem lại, chiến dịch duy nhất của Monty đề ra trong WW2 là gì?

    Toàn bộ quá trình hoạt động của Monty trong WW2, tóm lại chỉ có hai việc làm chính:

    1. Chạy đua thành tích với Patton.

    2. Xây dựng chiến dịch Market Garden và thực hiện.

    Mình nói sâu về vấn đề này chút:

    Monty xuất hiện ở Bắc Phi khi các quý ông Harold Alexandre, Wavell, Gott đã giằng co với Rommel gần hai năm trời, đánh qua suốt phía đông rồi bị đánh ngược về phía tây, lại thắng suốt qua phía đông rồi lại thua ngược chạy về phía tây... Các quý ông này tính ra là thua, nhưng công lao lớn nhất của các quý ông này chính là bắt Rommel bộc lộ hết các mưu mẹo, bài bản của mình. Và đúng thời điểm Monty nắm quyền chỉ huy tiền phương mặt trận bắc Phi, Rommel cũng vừa lúc cạn kiệt tiếp liệu, lúc đó Mặt trận Bắc phi cũng bị Đức bỏ rơi vì phải dồn hết sức vào mặt trận Nga đang lâm vào bế tắc. Monty không thắng mới lạ.

    Ngay từ thời điểm đó, Monty và Anh quốc đã bắt đầu cay cú vì Patton ở phía Tây Phi tràn sang dây máu ăn phần.

    Chiến dịch Torch đổ quân lên Sicily là một cuộc chạy đua tranh giành danh tiếng của hai ông Monty và Patton, hai ông có những thời điểm gần như là thí quân, ông nào cũng cố cho quân mình tiến vào Palermo trước để tranh công.

    Đến khi Đồng minh đổ xuống Normandy mở ra Mặt trận phía tây, lại là cuộc chạy đua giữa Monty ở phía bắc và Patton ở phía nam. Tư lệnh Ike (Eisenhower) đã phải than thở là: "công việc chính của tôi chỉ là hòa giải và chia tiếp liệu sao cho công bằng giữa Patton và Monty".

    Không biết Ike có ăn gian cho đồng hương Patton hay không mà Patton đánh xuyên nước Pháp còn Monty cứ dẫm chân ở phía bắc.

    Điên tiết, Monty đề ra kế hoạch Market garden và đòi hỏi Ike chấp thuận. Bồ tèo Vietyouth bảo là "đề ra những chiến dịch khôn khéo/hiệu quả [Tiêu Hao Lực Lượng Đối Phương là chính, không nhất thiết cần phải "Thắng"/Tiến trong tất cả mọi trận chiến], để đưa đến một chiến thắng vang dội." Bồ xem lại, một kế hoạch cực kỳ phiêu lưu, theo lời của Monty là nhằm chấm dứt chiến tranh trước Giáng Sinh 1944.

    Chẳng biết Ike có chơi đểu người Anh hay không mà ông ta .. gật với điều kiện: quân Anh dẫn đầu. Sư đoàn dù của Anh thả quân vào cây cầu xa nhất, các sư đoàn dù Mỹ thả vào các cây cầu gần nhất. Sư đoàn 30 Thiết giáp của Anh chịu trách nhiệm dẫn đầu mũi đột kích tiến đến các cây cầu, các sư đoàn Mỹ tàn tàn theo sau.:))

    Kết quả, chiến dịch thảm bại, quân dù Anh gần như bị xóa phiêu hiệu, cho đến kết thúc chiến tranh chẳng còn thấy xuất hiện nữa. Monty cũng không còn tiếng nói kể từ đó. Mặt trận phía tây giờ chỉ còn Mỹ làm việc với Đức.

    Kết thúc Market garden, Monty bảo: "Chiến dịch đã thành công.":)):)):))
  2. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Khi ĐQX phát động WW II thì những Panzer Division của Đức là hiện đại và hùng mạnh nhất thế giới, bạn ạ.

    Khi đó HK và Đồng Minh còn chưa có tanks để mà đối đầu với Panzer III.

    Khi Hitler phát động Chiến Dịch Barbarossa, Liên Xô còn phải nhờ HK và Anh viện trợ cho Crusaders & Shemans để mà cầm cự, cố thủ Lenningrad & Stalingrad. T-34 chỉ bắt đầu xuất xưởng với số lượng đại trà [sau khi nhà máy sản xuất được dời về Sibeỉa],và cải tiến để "qua mặt" Panzer Mark IV vào những năm 1944 [nhưng vẫn không thể so được với Tiger Mark V].

    Barbarossa bị chận đứng/trì hoãn, không phải vì T-34, mà là nhờ vào MUÀ ĐÔNG khắc ngiệt của Mẹ Nga--và thiên tài thiểu não Hitler, bắt quân đội của hắn thay đổi mục tiêu, di chuyển chiến trường như là gà mắc đẻ vậy.

    Thời gian đầu [trước 1942], T-34 còn chưa hoàn chỉnh, bị trục trặc kỹ thuật [hư hộp số] còn nhiều hơn là bị Panzers bắn hạ.
  3. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã nhiệt tình bỏ công trình bày một bài khá dài như vầy. Tớ đã tính về lại CA để họp mặt với một số netters, nhưng thấy bài này của bác, đâm ra muốn ở lại để trao đổi thêm với bác cho rốt ráo. Nhưng trễ quá rồi, không biết [các] bác [ở VN] có còn online hay không. [:D]

    Mình sẽ từ từ trả lời bác từng điểm một [mà bác đã nêu ra] sau.

    Tạm thời xin đồng ý với bác ở một điểm chính:

    - Đức Quốc Xã bị thất bại ở Mặt Trận Bắc Phi là vì đường tiếp vận [hầu như] đã bị Cắt Đứt". :-bd

    Mà những lý do chính đưa đến sự việc[Thất Bại] này, gồm có:

    - Hải Quân Anh vẫn Làm Chủ Biển Cả [khi đụng độ với Phe Trục]

    - Malta đã trụ được những cuộc không tập của ĐQX & Ý [một vài trường hợp ngoại lệ trong Phe ĐồngMinh, khi Tinh Thần Ciến Đấu đã vượt thắng Vũ Khí Hiện Đại]

    - Hệ Thống Lãnh Đạo hàng dọc [cứng ngắt] của ĐQX đã vô hiệu hóa tài năng của những tướng ngoài trận địa

    Khi mà mật mã truyền tin của ĐQX [cũng như Nhật] bị giải mã, thì cũng là ngày Phe Trục bắt đầu thảm bại.

    Tóm lại [để trả lời những "câu hỏi"/thắc mắc của bác], tớ chỉ so sánh Monty vs Rommel TRONG MẶT TRẬN BẮC PHI mà thôi.

    Những quyết định, suy tính sau này của Tướng Montgomery...[mà bác dẫn chứng] tạm thời sẽ bàn luận thêm sau. :-bd
  4. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý!


    Tớ không nói Sherman là lý do chính Rommel đề nghị Hitler bỏ rơi ** Ý.

    Nhưng nếu không có Shermans hỗ trợ trong các chiến dịch tại Mặt Trận Bắc Phi, thì chưa chắc gì Anh đã thắng được Rommel--và không lý do gì để Rommel phải đề nghị rút quân.


    Tớ cũng chỉ đang so sánh giữa Monty vs Rommel.


    Có thể là Monty cũng chỉ đồng tình với thượng cấp [không tự nghĩ ra điều này], nhưng ít ra [như tớ trình bày] đó là chủ trương/sách lược mà ông ta theo đuổi khi đối đầu với Rommel.


    Bác cũng đồng ý rằng chiến thuật của Rommel không còn linh nghiệm đối với Monty nữa, thì tớ chẳng có gì để phải tranh biện với bác trong vấn đề này [lý do tại sao].


    Cái này thì bác "Nhét Chữ Vào Miệng Tớ" rồi đấy. [:D]

    Tớ chỉ nói về MẶT TRẬN BẮC PHI. Nguyên văn:

    TRONG KHI ĐỐI ĐẦU VỚI ROMMEL tại BẮC PHI, nhiều lần Montgomery đã không rượt đuổi, hoặc trực chiến với Rommel, khi ông ta cảm thấy "Không Cần Thiết". Mà chỉ giao chiến tại thời điểm, khônggian và điều kiện mà ông ta cảm thấy thích hợp (on his Terms), bắt buộc Rommel phải "THÍ QUÂN" toàn diện với lực lượng [áp đảo] của quân đội Đồng Minh.


    Cái đó là BÁC NÓI, chớ không phải tớ. [-X;))


    Chuyện giữa Monty vs Patton [và quân đội Hoa Kỳ] sẽ bàn thêm sau, nếu bác vẫn còn hứng thú. :-bd
  5. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    @viet youth bạn đúng lắm nhờ tank M4 huyền thoại, mà quân đồng minh đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, chẳng phải nhờ M4 mà LX thoát khỏi hoạ phát xít khi tiger rồi panzer hàng đàng tiến vào Nga như chốn ko người đó sao t-34 là cái đinh giề, xém tí nữa LX bị xoá khỏi bản đồ thế giới ấy chứ chẳng chơi :)), M4 tank huyền thoại mình cũng đã có bài về nó >:D[/SIZE][/SIZE][/FONT]
  6. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Bác Heo nêu ra một vấn đề rất thú vị, đó là sự canh tranh [đến độ trở thành con nít] giữa hai tướng Montgomery của Anh vs Patton của Mỹ, và sự giàn xếp/giải quyết khéo léo của vị Chỉ Huy Tối Cao, Eisenhower [sau này trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ, kế nhiệm Roosevelt & Truman].

    Đến bây giờ, dân chúng Mỹ và quân đội Hoa Kỳ có lẽ vẫn không mấy ưa "Monty", vì đài History Channel cũng tường trình về ông ta gần giống như bác đã viết. Có một chương trình thời sự về WW II nào đó, nói Montgomery "làm căng" quá, xém nữa là bị "giải nhiệm" luôn; nhưng không biết mấy vị này đi đêm phía sau hậu trường ra sao mà đã giàn xếp được mọi chuyện [tương đối] khá ổn thoả.

    Tuy rằng [thuần tuý] về "chức vụ", Montgomery có thể được tính là cấp trên, "cao" hơn Patton. Sau này Montgomery còn được làm chỉ huy Toàn Bộ Mặt Trận Miền Đông[?]; trong khi Patton chỉ là chỉ huy của Quân Đoàn[?] III Bộ Binh (II Army), thuộc cấp của Bradley. Nhưng đối với các binh sỹ [ít ra là QĐHK], Patton là một vị chỉ huy tài ba, dang được ngưỡng mộ. Ông đuợc xem là "Người Sáng Lập" ra binh chủng Thiết Giáp của QĐHK.

    Chính Đại Tướng Norman Schwarzkopf, Jr. còn tuyên bố trên TV rằng Hoa Kỳ đã sử dụng "binh pháp" học từ Rommel để đánh bại Iraq trong Trận Chiến Bão Sa Mạc. Không nghe tướng nào khác của Mỹ nói học được gì từ Monty cả. :-*

    Theo historychannel.com, vì bị bắn thủng phổi trong WW I, nên Monty hơi hom hem, nói năng yếu ớt, và kỵ khói thuốc lá [trong khi những tướng lãnh HK thì tay nào cũng hút thuốc lá như ống khói tàu], nên Monty và các tư lệnh Mỹ không mấy gì hợp nhau. Mà công nhận xem phim tài liệu, thấy tướng Monty [với cặp ống điếu] trông thảm thiệt.

    Nhưng Dân Anh thì tôn sùng, coi ông như là người chiến sỹ tài ba, anh hùng nhất kể từ Wellington [người đã đánh thắng Nappoleon] đến nay.
    http://www.history.com/topics/bernard-law-montgomery
  7. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Cũng theo bài viết của historychannel.com về Monty, sau khi thắng Erwỉn Rommel ở Bắc Phi, được cả Anh lẫn Mỹ xưng tụng là Anh Hùng, Monty đã "bị Hào Quang Chiến Thắng làm thay đổi con người của mình".
  8. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Monty được tung hô ở Anh đơn giản vì ngoài Churchill ra, ông ta là đại diện duy nhất còn lại cho những vinh quang nhạt nhòa của Anh trong WW2. Chí ít ra ông ta đã đẩy Rommel ra khỏi Bắc Phi. (Mặc dù ông ta chiến thắng chẳng vinh quang gì lắm như chúng ta đã nhắc đến trong các phần trên.)

    Thật nực cười, sau khi WW2 kết thúc, người ta tôn vinh đủ các loại tướng lĩnh. Nga thì Zukov, Timoshenko... Mỹ thì Eisenhower, Patton... Đức thì một loạt Guerian, Manstein, Rommel.... Còn Anh thì gần như chỉ tập trung vào một thủ lĩnh dân sự là Churchill. Monty chỉ là ánh sáng le lói.

    Chính các vị tướng chiến trường của Anh, và cũng chính các vị phò tá cho Monty cũng phải than vãn về ông ta: Háo danh, nhỏ nhen. Việc dễ thì giật lấy, việc khó thì đùn cho người khác. Công trạng thì vơ hết vào mình, thất bại thì đổ riệt cho người khác hoặc cho cấp dưới. Thái độ khi giao tiếp là không thể chịu đựng nổi.

    Tướng tá nào cũng có vết tì hằn. Như Patton khi gặp một tay lính giả ốm trốn vào quân y nằm khoèo đã nổi điên lên và bợp tai hắn ta một cái. "Ông ta đã đánh lính" là hàng tít chạy dài trên các tờ báo của Mỹ và Patton suýt bị cách chức tư lệnh Quân đoàn 3 Thiết giáp. Tuy chiến trường cần nhân tài nên ông ta vẫn được giữ chức đó, nhưng việc thăng sao của ông đã bị hoãn lại cả năm vì chuyện này.

    Bố khỉ báo với chí, những thằng như thế tớ tống vào quân lao hay cho đi vác đạn tiếp tế ngoài chiến hào, đừng nói là bợp tai.[r37)]
  9. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    bác heo nhắc làm tớ nhớ tới vụ tướng gấu mập schwarzkopf cũng đá đít anh lính trong GW1 mà phải xin lỗi
    Lúc đó người ta bắt đầu nhắc đến " hội chứng vùng vịnh" lần đầu ( ko liên quan gì đến DU sau này nhé)
  10. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Không phải tự nhiên mà người đời [sau] ca tụng Churchỉll. >:D[1] was the name of the program under which the United States of America supplied the United Kingdom, the Soviet Union, China, France, and other Allied nations with vast amounts of war material between 1941 and 1945. It was signed into law on March 11, 1941, a year and a half after the outbreak of the European war in September 1939, but nine months before the U.S. entrance into the war in December 1941. It was called An Act to Further Promote the Defense of the United States. [/QUOTE]

    Còn việc Đào Ngũ, từ hồi Kháng Chiến Chống Thực Dân Anh, khi hàng ngũ kháng chiến vẫn còn là quân tình nguyện, lúc bị vây khốn sau khi thất thủ ở New York, binh sỹ chết vì đói và lạnh rất nhiều... chính Washington đã phải ra lệnh xử tử tại chỗ ít nhất là bốn kẻ trốn trại [trong đó có một "sỹ quan"].

    Sau này, trong Chiến Dịch Bão Sa Mạc, những phương tiện truyền thông báo chí cũng đã bị "kiểm duyệt", dù rằng làm như vậy là "Vi Phạm Hiến Pháp".

Chia sẻ trang này