1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Ukraina

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Phái đoàn đại diện QDHG Thái kiểm tra lô hàng BTR-3E1 hôm 19/04/2011 chuẩn bị xuất sang Thái Lan



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]




  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Ukraine đóng tàu hộ tống mới

    Nhà máy đóng tàu Biển Đen (Black Sea Shipyard) của Ukraine đã tiến hành lễ khởi công đóng chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án 58250.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống thuộc dự án 58250.

    Tham gia lễ khởi công có Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Dự kiến, chiếc tàu hộ tống đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Ukraine vào năm 2016, đến năm 2021 quân đội nước này sẽ nhận thêm 3 tàu nữa. Hải quân Ukraine cần nhận được 10 tàu hộ tống thuộc dự án 58250.

    Đánh giá về ý nghĩa của việc khởi công đóng tàu hộ tống đầu tiên, Tổng thống Ukraine nói: “Quyết định thực hiện theo chương trình đóng tàu hộ tàu đã đi vào hoạt động. Sự kiện hôm nay chỉ là bước đi đầu tiên. Thực tế đến năm 2021, chúng ta cần hoàn thành xong chương trình này và đóng xong 4 tàu quân sự như trên”.

    Cũng theo lời ông, nhà nước sẽ khuyến khích phát triển ngành đóng tàu nội địa.

    Việc đóng chiếc tàu hộ tống mới thuộc dự án 58250 được thực hiện theo hợp đồng ký với Black Sea Shipyard vào tháng 12/2009. Kinh phí của dự án đã bị nghi vấn trong một thời gian dài. Hiện nay, việc cấp kinh phí cần thiết cho dự án được xem xét theo quan điểm của chương trình mục tiêu quốc phòng quốc gia Ukraine. Trước đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng toàn bộ kinh phí của chương trình đóng tàu hộ tống là 2,04 tỷ USD.

    Lượng choán nước của tàu hộ tống Ukraine thuộc dự án 58250 sẽ là 2.500 tấn với chiều dài 112m, bề rộng 10,2m và phần chìm 5,6m.

    Dự kiến, tàu của thể di chuyển với vận tốc 32 hải lý, tầm bơi xa là 4.000 dặm. Thông tin chi tiết về vũ khí trang bị trên tàu hiện vẫn chưa được tiết lộ.

    Hiện nay, trong biên chế của Hải quân Ukraine có 6 tàu hộ tống. Tất cả đều được đóng từ thời Liên Xô, một phần trong số chúng đang được sửa chữa.

    http://lenta.ru/news/2011/05/17/corvette/
  3. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    Ukraine tiếp tay cho chương trình tàu sân bay Trung Quốc

    5/29/2011 9:23:00 PM | Lượt xem: 0 Nam Xương
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Công khai và bí mật, Ukraine đã và đang cung cấp cho Trung Quốc các vũ khí trang bị thiết yếu như động cơ xe tăng, tên lửa Kombat, R-27, tên lửa hành trình chiến lược Kh-55, tàu đổ bộ Zubr, động cơ máy bay, và đặc biệt là vũ khí trang bị cho dự án tàu sân bay như mẫu chế thử Su-33, động cơ thủy,...


    [​IMG]
    Máy bay của Hải quân Nga luyện tập tại NITKA​
    Thiết kế tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay của Trung Quốc hầu như giống hệt tổ hợp NITKA ở Saki, Crimea, Ukraine; đặc biệt giống là kích thước và hình dáng bên ngoài của cầu bật (để máy bay cất cánh), một nguồn tin trong Hải quân Nga tiết lộ với tạp chí Kanwa.

    Theo nguồn tin này, Trung Quốc không thể nào sao chép trung tâm NITKA sau khi tham quan NITKA 2-3 lần.

    Nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng mới đây đã có bài trả lời phỏng vấn độc quyền với Kanwa về vấn đề này. Ông ta thừa nhận rằng, một công ty quốc doanh Ukraine (có thể là Ukrspet***port) đang dính líu sâu vào chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc và trang bị lại cho tàu sân bay Varyag. Song nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng, sự tham gia đó mang tính chất rất hạn chế và mức độ tham gia thực tế của Ukraine vào dự án tàu sân bay Trung Quốc không giống như các đánh giá mà thế giới đưa ra, đồng thời lưu ý là toàn bộ thông tin có được về vấn đề này đều bắt nguồn từ công ty quốc doanh kia.

    Nguồn tin cho biết, thông tin nói rằng, tàu Varyag sẽ được trang bị hệ thống động lực chính do Ukraine sản xuất là đúng. Ukraine cũng sẽ bán cho Trung Quốc 2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr, chứ không phải 4 tàu như dư luận ngoài Ukraine bàn tán.

    Nguồn tin cho hay: “Trong 2-3 năm qua, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine đã tiến lên một trình độ mới về chất, chủ yếu là vì Trung Quốc muốn tiếp cận các công nghệ, nhưng chúng tôi cho rằng, việc đó không phù hợp với những lợi ích kinh tế của chúng tôi. Vì thế, trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua của Tổng thống Ukraine, hai bên đã thảo luận triển vọng tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng đến nay vẫn chưa có những kế hoạch cụ thể nào. Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc muốn nghiên cứu cấu tạo của tàu đổ bộ Zubr, và chúng tôi giải thích với họ là sẽ không phải là chuyện khó nếu chúng tôi có thể hỗ trợ gì đó, nhưng sẽ không có chuyện chuyển giao công nghệ. Kết quả là biến thể Zubr của Trung Quốc khác với mẫu cơ sở vì trên tàu lắp đặt các hệ thống vũ khí, điều khiển hỏa lực của Trung Quốc, ngoài ra việc lắp ráp hoàn chỉnh cũng tiến hành ở Trung Quốc. Chúng tôi chỉ làm vỏ tàu. Ngoài ra, căn cứ vào kích thước các loại binh khí kỹ thuật cần đổ bộ của Trung Quốc, chúng tôi đã thay đổi cách bố trí các khoang”.

    Một nguồn tin có uy tín mới đây cũng tiết lộ với Kanwa: “Các chuyên gia Ukraine đã đến thăm Nhà máy nồi hơi Harbin. Sau dự án hợp tác về turbine khí DN80 mà các vị đã biết (dự án nay bao gồm cả việc chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ sản xuất turbine khí DN80, và các turbine này được lắp đặt cho tàu sân bay Varyag”), thì dự án hợp tác lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí hải quân giữa Trung Quốc và Ukraine là hỗ Nhà máy nồi hơi Harbin sản xuất các nồi hơi và động cơ quân dụng công suất lớn”. Đáp lại câu hỏi liệu các nồi hơi mới có được lắp cho các tàu sân bay Trung Quốc dự định đóng sắp tới hay không, nguồn tin chỉ cười.

    Hiện nay, có thể khẳng định chắc chắn, tàu Varyag và tàu sân bay nội địa của Trung Quốc sẽ được trang bị các nồi hơi của Ukraine. Công việc tiến triển tốt, Ukraine sẽ cung cấp các nồi hơi thử nghiệm cho Trung Quốc.

    Trong khuôn khổ dự án xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tương tự tổ hợp NITKA, cũng theo các nguồn tin này, sự hợp tác mang tính chất rất hạn chế, bởi vì Ukraine đã bán các công nghệ và vũ khí trang bị, và không chịu trách nhiệm về việc xây dựng các công trình quân dụng. Ukraine chỉ tư vấn cho Trung Quốc về thiết kế bên trong của NITKA và cung cấp cho họ thông tin về các tòa nhà và công trình.

    Theo Kanwa, kể cả như thế thì cũng có thể coi là kết quả không tồi. Nhờ sự hợp tác đó với Ukraine, Trung Quốc có khả năng nắm được những cách tiếp cận cơ bản đối với việc xây dựng NITKA.

    Ukraine cũng có nhiều cơ hội bán vũ khí và công nghệ của mình cho Trung Quốc, khác với Nga, nơi toàn bộ hoạt động xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự phải thực hiện thông qua công ty Rosoboronoexport.

    Theo nguồn tin của Kanwa, “việc xuất khẩu các vũ khí như tên lửa chống tăng có điều khiển Kombat (phóng qua nòng pháo tăng) nằm trong thẩm quyền của công ty Artyom, công ty này cũng đang cung cấp cho Trung Quốc tên lửa không-đối-không R-27Т/R. Công ty này cũng có quyền xuất khẩu trực tiếp vũ khí. Công ty KhKBM A.A. Morozov ở Kharkov cũng có quyền xuất khẩu động cơ diesel dành cho xe tăng 6TD-2. Các công ty Antonov và Ivchenko-Progress cũng có thể cung cấp trực tiếp động cơ cho Trung Quốc”.

    Trở lại với vấn đề xây dựng trung tâm tương tự NITKA ở Trung Quốc, vài năm trước Kanwa đã đưa tin nói rằng, tổ hợp NITKA của Ukraine đang thuộc quyền quản lý trực tiếp của Hải quân Ukraine, còn Bộ Quốc phòng Ukraine thì có quyền tự chủ trong xuất khẩu một số hệ thống vũ khí. Một nguồn tin khác tiết lộ với Kanwa rằng, mẫu chế thử của tiêm kích Su-33 (Т-10К) được chuyển cho Trung Quốc không phải thông qua Ukrspetexport. Theo Kanwa, Т-10К có thể đã do Hải quân hoặc Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp cho Trung Quốc dưới dạng vũ khí thanh lý. Cũng nhiều khả năng là tài liệu về NITKA cũng đã được Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp trực tiếp cho Trung Quốc.

    Liên quan đến vai trò của Ukraine trong việc hỗ trợ Trung Quốc đóng các tàu sân bay, nguồn tin cho biết, Ukraine đã cử một số lượng hạn chế chuyên gia sang Trung Quốc. Theo Kanwa, điều đó có nghĩa là sau khi nghỉ việc, đa số các chuyên gia Ukraine sẽ đến Thượng Hải dưới tên thật của họ.

    • Nguồn: Kanwa Asian Defence, N.2, 2011; P2, 27.5.2011.
    Ukr đúng như lời của các bác phuk vs gbeo là gái bao cho nước lớn
  4. armycorp

    armycorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    tin này có đâu từ hồi năm trước rồi john ơi
  5. liveagain

    liveagain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện Nga đánh U và gru ,mình cũng xin góp vui chút . Mỹ đánh Iraq thì năng xài cruise missle vì muốn đánh nhanh thắng nhanh đặng còn hút dầu xong phắn . Còn ,Nga đánh gru ,checchen là đánh dẹp loạn ,dùng đồ nặng quá vừa mang tiếng ác ,lại làm hại dân ta (vì đây đều là vùng lân cận Nga,có nhiều người Nga sống lẫn lộn và hơn nữa còn cần bình định an dân cho vùng ảnh hưởng ,sau này lại còn đỡ tốn tiền tái thiết) .Khác hẳn Mỹ đánh xong là phắn về nước chẳng liên quan gì ,dân ở bên kia bán cầu cơ mà ,số quân còn lại là để bảo kể cho bọn tư bản sơ múi đc gì thì sơ
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    bạn nào làm cái so sánh bộ đôi tên lửa chống tăng mới của Ukraina với đồ Kornẻt của Nga đi.


    mình xin cảm ơn
  7. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Đồ của Ukr tất nhiên ngon hơn roài vì có kết hợp tiêu chuẩn NATO cơ mà, so con T-84 vs con T-80 là thấy được sự khác biệt qs thoai, Nga chỉ được đông hơn nhiều tiền hơn do thời LX để lại cho hậu thế thoai, chứ còn lại chẳng hơn người Ukr cái gì, à hơn cái khoản hiếu chiến, hay đánh đồng bào của mình vd : Gruzia

    PS: Stugna-P tầm bắn lên tới 4000m con số chính xác còn ở Kornet 100 - 5500mm chắc chắn chỉ tầm hơn 1000 dưới 4000 mà thôi, theo lời của các chiên gia thờ Nga thì nó ảnh hưởng từ Kornet, ảnh hưởng sao được khi Kornet độ chính xác có 5 m mà đòi xuyên giáp 1000 - 1200 mm, còn Stugna-P chính xác 800mm ko hơn ko kém người Ukr chỉ cần sự chính xác, ko cần xự lập lờ

    http://en.wikipedia.org/wiki/9M133_Kornet
    http://vi.wikipedia.org/wiki/9M133_Kornet
    http://worldwide-defence.blogspot.com/2011/04/stugna-p-anti-tank-guided-missile.html
  8. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Cái con Kornet cùi bắp ấy cũng có thành tích chiến đấu kha khá đấy, cũng thui được một mớ M1 với cả Merkava- tank an toàn nhất thế giới đấy. Ơ mà "độ chính xác" là cái gì thế tẹc.
  9. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Cuộc “đấu súng” tiềm tàng giữa xe tăng T-90C và T-84 trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pa-ki-xtan


    [​IMG]
    T-90C và T-84
    Trong những năm gần đây, Pa-ki-xtan và Ấn Độ là hai nước luôn luôn ở trong trạng thái xung đột và cả hai đều mua sắm vũ khí nước ngoài. Đặc biệt là cả hai đều mua xe tăng của Nga và Ucraina để nâng cao khả năng chiến đấu của lục quân. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt và đối đầu căng thẳng như hiện nay giữa các nước thì việc bán các xe thiết giáp trên thị trường thế giới là vô cùng phức tạp. Do đó, việc bán cho Ấn Độ nhiều xe tăng T-90C, Nga cần phải tiến hành đồng thời với kế hoạch hiện đại hoá các xe tăng hiện có để củng cố vị trí của mình trên thị trường vũ khí trang bị kỹ thuật.

    Vì quan hệ giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan luôn luôn tiềm tàm khả năng xảy ra xung đột vũ trang nên không thể loại trừ khả năng hai bên sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật tham gia chiến đấu cũng là nhằm tiếp tục đánh giá tính năng kỹ - chiến thuật của chúng. Hiện tại, các đơn vị xe tăng của hai nước được trang bị xe tăng T-90C và T-84 đã sẵn sàng triển khai tại các bang giáp nhau của hai nước. Khả năng đó sẽ giúp Ấn Độ đánh giá liệu có nên tiếp tục mua xe tăng của Nga nữa hay không.

    Về ưu thế của xe tăng Nga T-90C so với xe tăng T-84 của Ucraina đã được báo chí nước ngoài đề cập đến khá nhiều. Nhưng không nên quên rằng, khi chế tạo các xe tăng đó cả hai nước đều dựa trên công nghệ của Liên Xô trước đây. Vì lý do đó, tiềm năng chiến đấu của chúng là gần như ngang nhau. Tuy nhiên, do một số hoàn cảnh liên quan đến khả năng trang bị và tự bảo vệ của xe tăng T-90C, người Nga đã phải bổ sung thêm một số tính năng chiến đấu của nó trong điều kiện sử dụng mới. Những bổ sung đó cho phép đề ra các biện pháp hiện đại hoá nhằm duy trì tiềm năng chiến đấu ở mức cần thiết. Ở đây xuất hiện nhiều câu hỏi mới mà nếu không làm rõ thì Nga khó có thể củng cố được vị trí của mình đối với thị trường vũ khí Ấn Độ.


    Những câu hỏi cần giải đáp đó là:

    - Liệu cơ số đạn của T-90C và T-84 có giống nhau không?
    - Nếu cơ số đạn giống nhau thì hậu quả cuộc xung đột này sẽ ra sao?
    - Người Nga cần có các biện pháp kỹ thuật nào đối với trang bị vũ khí và lớp giáp bảo vệ cho xe tăng T-90C?
    Trong tương lai gần không thể cho phép xảy ra tình huống các hãng nước ngoài thay thế pháo 125mm trên xe tăng Nga bằng pháo 120mm bắn đạn M829 A2 và DM53.


    Vì sao cơ số đạn như nhau?

    Vũ khí chính của cả hai loại xe tăng là pháo 125mm mà bản quyền tác giả đối với kết cấu và công nghệ là của người Nga, người Ucraina không có quyền sử dụng quyền này ở nước họ. Đây là một tình huống do lịch sử để lại - các phòng thiết kế, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xưởng chế tạo đạn xe tăng chưa bao giờ được bố trí trên lãnh thổ Ucraina. Trong cơ số đạn của xe tăng, vị trí hàng đầu về số lượng thuộc về loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng 3BM42 “Mango” với khả năng xuyên giáp 210mm / 60o; được đưa vào trang bị vào năm 1986. Đồng thời có tin rằng xe tăng T-84 cung cấp cho Pa-ki-xtan được lắp lớp giáp hoàn toàn mới có cấu trúc hàn nối thành nhiều lớp và lớp bảo vệ động năng gắn liền bên trong giáp để chống đạn nổ lõm và đạn xuyên giáp. Những biện pháp bảo vệ đó nhằm hạn chế hiệu quả tác động của đạn “Mango” khi bắn trực diện nhằm vào xe tăng T-84. Cần nhận thấy rằng việc phát triển và lắp đặt lớp bảo vệ động năng trên xe tăng T-84 đã được sự hỗ trợ của công nghệ chế tạo và sản xuất ở nhà máy quân sự tại thành phố Đô-nhét-xcơ của Ucraina.

    Trong cơ số đạn của xe tăng T-90C có tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M “Invar” có kênh dẫn bằng la-de mà phía Ucraina đã thay thế bằng tên lửa chống tăng “Combat” trên xe của họ. Còn đạn nổ phá mảnh trong cơ số đạn của hai kiểu xe tăng T-90C và T-84 đều do Nga chế tạo.


    Khả năng chiến đấu của đạn “Mango” thế nào?

    Đạn “Mango” được chế tạo chủ yếu để tiến công giáp đúc nguyên khối và đưa vào trang bị đã hơn 15 năm. Trong thời gian đó lớp giáp đã được cải tiến thành giáp nhiều lớp. Việc xuất hiện lớp giáp bằng công nghệ hàn trên xe tăng T-84 đã chứng tỏ kiểu xe tăng này đã có khả năng bảo vệ tăng cường. Như vậy, đạn xuyên giáp “Mango” khó có thể làm được gì nổi lớp giáp phía “trước trán” của xe tăng T-84. Các yếu tố bảo vệ động năng cũng làm giảm hiệu quả sát thương của loại đạn này. Do đó, đạn “Mango” cũng khó có thể sát thương được lớp giáp phía trước của xe tăng T-90C. Người Ucraina cũng khó có thể nâng cao được khả năng xuyên giáp của đạn “Mango” vì họ không có khả năng làm chủ được công nghệ cải tiến kiểu đạn này vì phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn như nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm cấp nhà máy và thử nghiệm cấp quốc gia. Trong trường hợp quá cần thiết thì đạn xuyên giáp trong cơ số đạn của xe tăng T-90C có thể thay thế đạn “Mango” bằng đạn 3BM32 “Vant” có lõi làm bằng Uranium nghèo với khả năng xuyên giáp 250mm / 60o. Ngoài khả năng xuyên giáp, còn có một tính năng rất quan trọng của đạn xuyên giáp là độ chính xác vốn phụ thuộc rất nhiều vào pháo tăng. Chỉ cần kiểm tra không chuẩn độ cong của nòng pháo là đã làm mất độ chính xác của đạn “Mango”.

    Các Tổ hợp công nghiệp quân sự của Ucraina không có khả năng chế tạo cơ số đạn có hiệu quả hơn cho pháo 125mm vì thế họ đang tìm cách tiếp cận với các hãng công nghiệp quân sự phương Tây để được tổ chức chế tạo và sản xuất pháo tăng 120mm theo tiêu chuẩn NATO để lắp đặt trên xe tăng của họ. Nhưng khi chuyển sang cỡ đạn 120mm thì các xe tăng của Ucraina sẽ mất đi khả năng sử dụng tên lửa chống tăng (tiến công từ cự ly 4 – 5 ki-lô-mét mà các nước phương Tây không có kiểu nào tương tự cho các cuộc đấu tăng).


    Đối thủ “Combat”

    Việc xuất hiện tên lửa chống tăng có điều khiển trong cơ số đạn của xe tăng T-84 là do xe tăng T-90C có lớp giáp bảo vệ được tăng cường, bao gồm:
    - Tổ hợp chế áp quang - điện tử “Shtor” hạn chế khả năng bắn trúng mục tiêu của tên lửa chống tăng thế hệ thứ hai.
    - Tổ hợp bảo vệ chủ động “Aren” có khả năng tiêu diệt các kiểu đạt chống tăng bay đến từ các phía, kể cả từ phía trên.
    - Các yếu tố bảo vệ động năng lắp kèm theo giáp đã làm giảm đáng kể tác dụng xuyên giáp của đạn nổ lõm và đạn xuyên giáp.

    Phương pháp rẻ nhất, đơn giản nhất và tin cậy nhất là phát triển tổ hợp bảo vệ động năng. Tên lửa “Combat” được sản xuất hàng loạt năm 1999. Nó được lắp đầu đạn xuyên giáp nổ lõm với lượng thuốc nổ chủ yếu trong khoang đầu đạn là 2,5 ki-lô-gam, có tác dụng xuyên giáp xe tăng 650mm. Sơ đồ lắp ráp khoang chiến đấu của “Combat” cũng giống như sơ đồ lắp ráp khoang đầu đạn của tên lửa 9M128 “Zenith” của Nga để hạn chế ảnh hưởng của khối nổ phụ đối với khối nổ chính. Sơ đồ của “Combat” cho phép xuyên qua các yếu tố bảo vệ động năng có chiều dày dưới 150mm. Do đó, nếu tăng chiều dày của các yếu tố bảo vệ động năng lên đến 400mm thì sẽ hạn chế đáng kể hiệu quả của tên lửa “Combat”. Trong tình huống đó, các mảnh vỡ của các khối giáp bảo vệ động năng sẽ có tác dụng sát thương 50% tên lửa trong khu vực bay ra của các mảnh vỡ trước khi tín hiệu kích nổ tác động vào khối thuốc nổ của đầu đạn tên lửa. Thêm nữa, tên lửa “Combat” không còn có khả năng về kích thước, không gian để cải tiến theo hướng đối phó với lớp giáp bảo vệ động năng. Như vậy, việc tăng chiều dày các yếu tố bảo vệ động năng sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả bảo vệ của xe tăng T-90C trong trường hợp phải vượt qua tổ hợp chế áp quang - điện tử “Shtor” và tổ hợp bảo vệ chủ động “Aren”.

    Nếu như tên lửa chống tăng “Combat” không đáng sợ, thì các tên lửa chống tăng của các nước khác như Javelin, Eryx, HOT-2T lại có khả năng xuyên giáp 900mm sẽ có khả năng sát thương tất cả các loại xe tăng. Trong tình hình đó, các hệ thống “Shtor” và “Aren” của Nga sẽ là niềm hy vọng trong các cuộc đấu tăng trong tương lai.



    Anh Em đi chém giết lẫn nhau Ấn Nga hay Pak Ukr đều cùng là đồng bào của nhau, nhưng lại đi chém giết nhau = những vũ khí tương tự nhau =))

  10. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cả tọt lấy bài ở đâu về thì phải ghi nguồn chớ.
    Cái trò trộm vặt rồi chêm mã chống quote và mấy câu kích đểu này Pò và biến thể làm mãi rồi, quá nhàm[-X

Chia sẻ trang này