1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm Học &Tiếng Việt: Cải Cách &Hội nhập. C/K/Q ? D/Gi/R & ~ V/đ đang tranh Cải ....

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Hoailong, 05/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nhận thấy đây là 1 chủ đề đang tranh cái nảy lửa liên quan đến Mạng XH & cả nền GD VN hiện nay có QH mật thiết đến ~ chủ đề # trong BOX tiếng Việt.
    Ng Viết trân trọng nêu lên cùng các Bạn suy ngẫm & góp Ý.
    Nào Mời các Bác ...

    Xem Thêm:
    (*) TIẾP CẬN ĐỌC-VIẾT: ÂM HỌC VÀ NGỮ NGUYÊN
    TG; Tran_Thang
    http://ttvnol.com/threads/tiep-can-doc-viet-am-hoc-va-ngu-nguyen.15348507/#post-44948365

    (*) Về cách phát âm một số chữ cái của người miền Nam
    TG; Ly_Trung_Binh
    http://ttvnol.com/threads/ve-cach-phat-am-mot-so-chu-cai-cua-nguoi-mien-nam.125261/

    (*) Ngôn ngữ địa phương
    TG: firstdown05

    (*)
    Phát âm trong tiếng Việt

    vv....


    ;-):eek:o_O~X(:-t:bz:drm1
    Lần cập nhật cuối: 05/03/2019
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Xuất phát từ một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo dạy học sinh học một đoạn thơ mà các chữ được biểu hiện bằng một ô vuông theo phương pháp đánh vần Công nghệ Giáo dục (CNGD), những ngày vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện vô số video clip"chế" nhạc, phim mà những ca từ, đoạn đối thoại chỉ gồm"tròn, vuông, tam giác".
    Đây trở thành trào lưu được nhiều người trẻ hưởng ứng...



    Một trong những bạn trẻ khởi đầu cho trào lưu này là Duy Khiêm Ngố (Ngô Duy Khiêm, 30 tuổi, TP.HCM). Từ những ca khúc quen thuộc với giới trẻ như: Đâu chỉ riêng em, Em của ngày hôm qua, Em gái mưa, Ghen..., Khiêm đã "chế" lại lời, mà ca từ toàn"tròn, vuông, tam giác".
    Như đoạn"Đừng nhìn anh nữa đôi mắt ngày xưa. Giờ ở đâu em còn là em, em đã khác rồi, Em muốn quay lưng quên hết đi" đã được biến tấu thành:"Tròn vuông tam giác tam giác tròn vuông, tam giác vuông tam giác tròn vuông, vuông tam giác tròn, tam giác vuông vuông tam giác vuông tròn".

    Khiêm cho biết: "Mình đã tập hợp được những thông tin bổ ích, chính xác về chương trình CNGD. Dự định sẽ thực hiện thêm video clip để chia sẻ với cộng đồng mạng",.

    "Mình làm thì một phần, hay trên mạng cũng đang có nhiều đoạn phim của thầy cô giáo nói về vấn đề "tròn, vuông, tam giác". Tuy nhiên, điều mà mọi người quan tâm lúc này là tiếng nói, hướng dẫn, chia sẻ của những người có chuyên môn, đại diện của Bộ GD-ĐT, để được hiểu một cách đúng nhất, K0 phải rơi vào vòng xoáy hiểu lơ tơ mơ rồi tranh cãi nữa", Khiêm nói.

    Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng tỏ ra thích thú với trào lưu này. MC Trấn Thành, ca sĩ Chí Thiện, ca sĩ Ngô Kiến Huy cũng thể hiện các ca khúc: Sống xa anh chẳng dễ dàng, Một lần thôi, Giả vờ yêu theo phong cách"tròn vuông tam giác" vô cùng hài hước. Mới đây nhất, ca sĩ Võ Hạ Trâm cũng thể hiện giai điệu ca khúc Người hãy quên em đi bằng ca từ"tròn vuông tam giác", thu hút rất nhiều lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ.

    Ngoài ra, trào lưu này còn lan rộng qua các"lĩnh vực" khác như bình luận bóng đá, ***g tiếng phim. Nhiều đoạn hội thoại trong các bộ phim được người trẻ ***g tiếng:"tròn vuông tam giác". Tương tự, những trận đấu bóng đá, "bình luận viên" cũng hài hước bình luận: "Vuông vuông vuông, tròn, tam giác, tròn, vuông vuông"...

    (CÒN TIẾP)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lần cập nhật cuối: 11/03/2019
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP & CÒN TIẾP)
    Phản Ứng của Phụ Huynh Cả Nước:
    (*) Gs HỒ NGỌC ĐẠI có bị Oan Ức ? Công Nghệ,Giáo Dục,Cải Cách,Tiếng Việt,Vuông,Tròn,Tam Giác

    (*) Phụ Huynh Cả Nước Bức Xúc Lên Tiếng Vì Cách Phát Âm Lạ Lùng Và Chữ Tiếng Việt Vuông,Tròn,Tam Giác

    (*)1 phụ huynh lên tiếng: Con của tôi không phải CHUỘT BẠCH cho ông Hồ Ngọc Đại:

    Lần cập nhật cuối: 13/03/2019
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Học sinh lớp 1: Nhọc Nhằn và những nỗi khổ thời “cải cách giáo dục”
    Học thêm, thi cử, thiếu sách giáo khoa, hoang mang giữa hai cách phát âm, phải học nhiều nội dung vô nghĩa … là những gì các em học sinh lớp 1 đang trải qua trong thời đại “cải cách giáo dục.”

    [​IMG]
    Bộ sách Tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục
    Nhọc nhằn học thêm trước tuổi

    Em Đ.N.M (6 tuổi), con chị N.T.Q.A (Tây Hồ, Hà Nội) dù chưa từng một ngày đi học chính thức, nhưng đã nếm trải “cú trượt đầu đời” khi bị đánh trượt trong kỳ thi vào lớp 1 của một trường tư có tiếng ở Hà Nội.

    Đây là điều đã không còn lạ với nhiều vị phụ huynh có con chuẩn bị đi học. Những kỳ kiểm tra đầu vào lớp 1 tại một số trường tư thục với tỷ lệ cạnh tranh như thi đại học đã diễn ra trong nhiều năm nay. Không ít phụ huynh đã bắt đầu tìm thầy cô giáo để dạy thêm cho con em mình từ khi các em mới 4, 5 tuổi – được gọi là các lớp “tiền tiểu học” – với mức phí không hề rẻ.

    Sự chuẩn bị kỹ càng này đã khiến nhiều em “đọc thông viết thạo” trước khi vào lớp 1. Không chỉ có vậy, các em còn có thể làm trôi chảy nhiều phép toán phức tạp, nói tiếng Anh lưu loát, thể hiện khả năng hùng biện trước đám đông, đàn hay vẽ giỏi v.v, khiến áp lực càng gia tăng với gia đình những phụ huynh có con em không được “ưu tú” và “chuyên nghiệp” như thế nhưng có kỳ vọng con mình cũng được hưởng môi trường giáo dục tốt tại trường tư.

    Không chỉ ở khu vực tư thục, tâm lý muốn con học trước để không bị bỡ ngỡ cũng rất phổ biến với phần đông phụ huynh ở trường công.

    Lý giải về xu thế trên, nhiều người cho rằng hiện nay khối lượng kiến thức của lớp 1 khá nhiều, đòi hỏi học sinh thích ứng nhanh, tiếp thu nhanh, nếu không học trước thì sợ không theo kịp bạn bè, hình thành tâm lý tự ti, chán nản. Do đó, học thêm trước tuổi đã và đang trở thành xu thế chủ đạo của nhiều gia đình có con nhỏ chuẩn bị vào lớp 1.

    Lẽ ra là lứa tuổi cần được vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, học các kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất là học về đạo đức để phát triển một nhân cách tốt đẹp, thì nhiều em học sinh đã phải cấp tập đi “ôn thi” ở những lò luyện và bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Sự ganh đua và tranh chấp diễn ra từ thuở “còn bơ vơ” sẽ không chỉ “cướp” mất một phần tuổi thơ của các em mà còn dễ khiến các em hình thành nên tâm lý đố kỵ, hiếu thắng, trọng điểm số và thành tích.
    (còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Hoang mang với muôn kiểu “thí điểm”, “cải cách”
    Gần đây khi dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về cách đánh vần trong tài liệu “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”, Bộ GD-ĐT cho biết đây là chương trình đã được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định quốc gia, là một cách tiếp cận mới về phương pháp dạy đánh vần, và đã được thí điểm ở gần 50 tỉnh thành, với hơn 800.000 học sinh theo học.
    Hiện tại, chương trình phổ thông có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, một bộ là “Tiếng Việt lớp 1” (gọi là bộ sách hiện hành), còn một bộ là “Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục” gồm 3 tập, của GS Hồ Ngọc Đại, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.
    [​IMG]
    Cách phát âm khác giữa 2 chương trình
    Được biết, hiện Bộ GD-ĐT cũng đang tiến hành cải cách sách giáo khoa cho toàn bộ các cấp học, và bộ sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng đưa vào học đại trà năm 2019.

    Như vậy, không chỉ học sinh lớp 1, mà học sinh cấp học phổ thông nói chung thường xuyên bị đưa ra “làm chuột bạch” trong công cuộc cải cách không ngừng nghỉ từ sách giáo khoa đến thi cử. Điều này đã gây lãng phí rất lớn cho ngân sách, nguồn lực, cũng như chi phí giáo dục cho mỗi học sinh.
    Hiện tại, cải cách giáo dục Việt Nam đang chỉ dừng chân ở cải cách sách giáo khoa và thi cử, trong khi hiệu quả của việc cải cách này khó có thể đo lường và cũng không có ai phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Việt Nam thiếu hẳn một chương trình cải cách tổng thể về triết lý giáo dục lẫn cơ chế thực hiện. Khi các chính sách được định hướng và can thiệp từ một nền chính trị “tập quyền” như hiện nay, việc loay hoay cải sửa tới lui sách giáo khoa, thi cử, chỉ là quơ quào trên phần nổi mà không động chạm được vào thực chất của vấn đề.

    Trong khi phương pháp đánh vần cũ vẫn thực hiện được vai trò của nó như bao thế hệ người Việt đã từng học tập, việc sa vào tiểu tiết tranh luận đánh vần theo chương trình nào, bỏ kỳ thi này hay kỳ thi kia, giống như một bức màn che cho những yếu kém khác to lớn hơn được mặc sức thực thi.

    Thứ tư lúc 23:08
    #52

  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)

    … đến những nội dung giảng dạy thiếu tính giáo dục
    Nhìn vào sách “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”, có thể thấy không thiếu những bài đọc, những câu chuyện vô nghĩa và thiếu tính giáo dục.

    Ví dụ, câu chuyện kể về “Mụ phù thuỷ” có nội dung như sau:

    “Có kẻ doạ Huy : mụ phù thuỷ dữ như quỷ sứ, cứ đi qua ngõ nhà Huy đó !

    Huy cho chú chó ra dò thử. Chú chó nhỏ mà chả sợ gì. Chú ra quỳ ở ngõ chờ… Khi mụ phù thuỷ đi qua, chú chỉ gừ gừ mà mụ ta đã ngã quỵ, vì quá sợ.”

    [​IMG]
    Bài “Mụ phù thuỷ” trong sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
    Chưa bàn đến cách dùng dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm chưa đúng, mà chỉ xét về mặt ngữ nghĩa đã thấy câu từ được sử dụng không theo quy chuẩn văn viết, lối dùng từ tuỳ tiện (“dữ như quỷ sứ”, “chả sợ gì”, chó “quỳ”?), chủ đề vô nghĩa, thiếu nhân văn.

    Còn ở bài đọc với tựa đề “Vẽ gì khó”:

    “Hoạ sĩ Hoành vẽ ở đâu, các bạn nhỏ vây quanh ở đấy.

    – Bác à, vẽ gì khó ạ?

    – Vẽ chó, vẽ trâu khó

    – Vẽ gì dễ ạ?

    – Vẽ ma quỷ

    – Sao lại thế ạ?

    – Chó, trâu, quanh năm ngày tháng ai chẳng thấy, vẽ sai bị chê ngay. Ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào thì vẽ thế ấy, ai dám hoạnh hoẹ.”

    Dù chỉ là bài dạy tập đọc cho các bé, nhưng nội dung ít nhất cần có tính giáo dục, ý nghĩa; còn với nội dung như trên thì sẽ giáo dục được gì cho các em ngoài lối nói cộc lốc, trống không cùng thói bao biện như “hoạ sĩ Hoành”?


  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & Kết)
    Đó là chưa kể đến hàng loạt những câu ngắn 4 chữ được viết ở cuối trang để minh hoạ cho phần đánh vần, nhưng được đặt một cách tuỳ tiện, ví như “Đổ vỡ toé loe”, “Dĩ ân báo oán”, “San sát như bát”, “Lớ quớ bị ngã” v.v.

    Trong sách, còn có rất nhiều từ mang tính địa phương được sử dụng, ví như “quả quéo” (quả xoài), “khuơ mũ” (huơ mũ), “chú ỉ” (con lợn), “gà qué” (con gà), “con ngoé” (con ếch)… cùng những cụm từ láy ít dùng như “chằn chặn”, “răn rắn”, “thườn thượt”, “mườn mượt”, “câng cấc”, “xấc lấc”, “tâng hẩng”, “quằm quặm”, “khuýp khuỳm khuỵp”…
    [​IMG]
    Liệu trẻ con lớp 1 sẽ hiểu những gì được viết trong này?
    Cải cách giáo dục cần nhìn thẳng vào sự thật và đi vào thực chất
    Có vị phụ huynh sau khi xem chương trình học và thời khoá biểu dày đặc của cậu con mới chập chững bước vào lớp 1 của mình đã thốt lên: học sinh thời nay quá khổ. Tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và cần được vui chơi của các em dần bị những áp lực của người lớn, những buổi học thêm, những nội dung hàn lâm, và cả những toan tính lợi ích của người lớn lấp đầy.

    Cái “được” lớn nhất của cuộc “cải cách giáo dục” này, có lẽ là việc lập ra các đề án cải cách và bán sách giáo khoa. Hàng trăm tỷ đã được chi để làm những công cuộc cải cách nhưng vẫn loanh quanh bế tắc. Sách giáo khoa được sửa đổi liên tục qua nhiều năm, sách của năm trước không dùng được cho năm sau, gây ra sự lãng phí khổng lồ cho xã hội, nhưng lại làm đầy cho túi tiền của những NXB được chỉ định độc quyền in ấn.

    Điều cần thiết của việc cải cách này, đó là nhìn thẳng vào sự thật và dám vượt qua các rào cản để thay đổi.
    Dũng khí ấy và khả năng ấy chỉ có thể được tạo nên nếu nó thật sự xuất phát từ cái tâm muốn xây dựng một nền giáo dục nhân văn, sạch sẽ và trung thực của những người đứng đầu ngành.

    TG: Lê Xuân
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tản mạn về cuộc tranh luận bộ sách giáo khoa TV1 “Công nghệ Giáo dục” của Hồ Ngọc Đại

    Ngoài các Phụ huynh đả nêu trên, trong ~ Ng phản biện đả kích sách của ông Đại, nổi bật là luật sư Lê Văn Luân. Từ ngày 27/08, ông Luân đã kêu gọi khởi kiện vụ “cải cách tiếng Việt” của ông Hồ Ngọc Đại [22][23][24]. trên các trang Facebook.
    Post đầu tiên của ông Luân có khoảng 11 nghìn Likes, 20 nghìn Shares, 3,4 nghìn Comments trên Facebook.

    Nhân cơ hội đó, từ ngày 29/08, phóng viên Hồng Thủy Giaoduc.net.vn), viết thêm 5 bài công kích sách của ông Đại, mỗi bài cách nhau 1 ngày. Ngoài ra, một số tiếng nói chính thống khác cũng tham gia công kích.
    Ông Từ Kế Tường (cựu Thư ký Tòa soạn báo Công an TP.HCM, hiện làm tại tuần báo Văn nghệ TP.HCM) viết một bài có 14 nghìn Likes, 17 nghìn Shares;
    Ngày 05/09/2018, Trần Trọng lưu ý rằng ông Đại “đã cùng nhóm 72 nhân sĩ đề nghị bỏ điều 4 hiến pháp 1992” [21].

    Cũng từ ngày 29/08, các thành viên và thân hữu của nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đồng loạt viết bài hoặc post Facebook để bênh vực Hồ Ngọc Đại.
    Cụ thể, nhà giáo Phạm Toàn đã kể lại lịch sử của cách đánh vần tiếng Việt qua một bài báo dài 3 kỳ, nhằm chứng minh tính khoa học trong đánh vần “lạ” của ông Đại [25].
    Những người khác đồng loạt đăng tải các bài bênh vực ông Đại trên báo chính thống, để chỉ ra rằng sách giáo khoa của ông Đại không liên quan đến ông Bùi Hiền,
    “cách đánh vần lạ” xuất phát từ ngữ âm học quốc tế, và ông Đại chỉ sử dụng các ô vuông để giúp học sinh lớp 1 hình dung các tiếng tách rời nhau,
    Lần cập nhật cuối: 14/06/2019
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong Thư kiến nghị LS Lê Văn Luân: về vấn đề dạy chữ Quốc ngữ theo sách Công nghệ giáo dục lớp 1 cải cách ngày 28 tháng 08 năm 2018, Hà Nội.
    Luật sư Lê Văn Luân, phổ biến thư kiến nghị này trên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng ký tên gửi đến Quốc Hội và các cơ quan Nhà nước Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho dừng ngay tức khắc việc giáo dục đối với kiểu loại chữ viết trong bộ sách này.
    Luật sư Lê Văn Luân cho rằng việc giảng dạy khác nhau đối với tiếng Việt là đang xâm phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp, khi phá vỡ tính thống nhất và đơn nhất của chữ Quốc ngữ.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này